Buổi nói chuyện với chủ đề Triều Nguyễn qua thi ca Tương An quận vương Miên Bửu,ảimãcuộcđờivàthơcaTươngAnquậnvươngMiênBửviva88do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn (cháu cố cụ Phó bảng Trần Đình Bá, Thượng thư Bộ Hình triều Nguyễn; tác giả bộ sách Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn) dẫn dắt, sẽ nói về một trong những vụ án văn chương lớn thời Nguyễn, ảnh hưởng rất lớn đến trước tác của Tương An quận vương, bút hiệu của hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Bửu (1820 - 1854).
Tương An quận vương Miên Bửu là người văn võ song toàn. Sinh thời, ông sáng tác thơ chữ Hán và chữ Nôm. Riêng mảng thơ Nôm, ông bật lên như vì sao sáng. Tiếc thay, tuy ông sáng tác nhiều nhưng vì "sự cố" lịch sử trên, rất nhiều bài không được khắc in, dẫn đến tình trạng thất lạc. Ông cùng 2 vị hoàng tử khác là Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tùng Thiện Vương Miên Thẩm được xem là 3 người con giỏi văn thơ nhất của vua Minh Mạng.
Cảm thức sáng tác của vị hoàng tử thể hiện bàng bạc trong các chủ đề về chiến tranh, thiên tai mất mùa, tranh giành quyền bính trong triều… Giá trị thơ ca của Tương An quận vương Miên Bửu bên cạnh cảm hứng nhân văn về thân phận con người thời loạn lạc còn là tài sử dụng ngôn ngữ điêu luyện. Buổi trò chuyện đồng thời giới thiệu quyển Tâm trạng Tương An quận vương qua thi ca của ôngcủa GS Nguyễn Khuê (NXB Văn học, tái bản lần 3).